Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Toàn cảnh quá trình Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
Một thực tế không thể chối cãi, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.

 


 


 


Lược trích từ sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”

 

Chiến thuật lấn chiếm “ Đục nước béo cò”

 

Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam tháng 4 năm 1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan đánh chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa…

 

Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH ) đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa, như : Tổ chức đoàn nghiên cứu thủy văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH đã cử một đại đội thủy quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.

 

Ngày 20 tháng 10 năm 1956, Chính quyền VNCH ra sắc lệnh 143/VN về việc đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

 

Ngày 7 tháng 5 năm 1957, tàu vận tải Hàn Giang đã đến Nha Trang để chuyên chở một đại đội của tiểu đoàn thủy quân lục chiến ra đồn trú tại quần đảo Trường Sa. Tàu Hàn Giang rời Nha Trang đi Trường Sa ngày 9 tháng 5 năm 1957.

 

Ngày 21 tháng 2 năm 1959, CHND Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Lực lượng quân đội VNCH đã phá tan được âm mưu này, 82 “ngư dân” và 5 thuyền đánh cá vũ trang đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó được trả cho Trung Quốc.

 

Năm 1960, VNCH đã bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng I tại Tam Kỳ, Quảng Nam nhận chức vụ Phái viên hành chính Hoàng Sa; ngày 27 tháng 6 năm 1961 bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức vụ Phái viên hành chính Hoàng Sa.

 

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, VNCH sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; tại Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ tướng VNCH, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

 

Ngày 11 tháng 4 năm 1967, VNCH ban hành Nghị định số 809-NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức Phái viên hành chính xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

 

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPEC(Conseil de L’Asie et du Pacifique) tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, tổng trưởng Nội vụ VNCH kí Nghị định số 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

 

Ngày 24 tháng 9 năm 1973, VNCH thông báo dự định tiến hành khảo sát dầu lửa khu vực ngoài khơi bờ biển miền Trung, đối diện với quần đảo Hoàng Sa.

 

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

 

Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền VNCH đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

 

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

 

Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân VNCH và lực lượng hải, lục, không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế chênh lệch lực lượng rất khó khăn cho lực lượng VNCH, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sĩ đã anh dũng hi sinh, quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

 

Quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.

 

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:

 

- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

 

- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

 

- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

 

Ngày 20 tháng 01 năm 1974, lúc 16 giờ, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết có dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27 tháng 01 năm 1973 không? Nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.

 

Ngày 21 tháng 01 năm 1974, chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris để nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước.

 

Ngày 22 tháng 01 năm 1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa và ngày 28 tháng 01 năm 1974, thông báo tới tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với VNCH về hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc hành quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Ngày 01 tháng 02 năm 1974, VNCH đưa lực lượng hải quân và bộ binh tăng cường đóng giữ quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ quần đảo này trước nguy cơ CHND Trung Hoa dùng lực lượng quân đội đánh chiếm quần đảo Trường Sa như dự đoán của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Trung Quốc sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa (có sự tiếp tay hoặc bằng cách làm ngơ của Mỹ)”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Sử sách Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (27-05-2014)
    'Phủ biên tạp lục' - sử liệu quý về Hoàng Sa và Trường Sa (23-05-2014)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (20-05-2014)
    Vua Minh Mạng và Vạn lý Hoàng Sa (15-05-2014)
    10 trận thủy chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam (13-05-2014)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (12-05-2014)
    12 vị vua chúa giỏi quân sự trong lịch sử Việt Nam (06-05-2014)
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (01-05-2014)
    Điều làm nên sức mạnh của quân đội nhà Trần (24-04-2014)
    Hành xử nhân đạo của cha ông khi quân giặc đại bại (21-04-2014)
    Truyện về một số tướng lĩnh xuất sắc của Hai Bà Trưng (15-04-2014)
    Kế sách với vùng biên cương của vua Lý Thái Tổ (08-04-2014)
    Lê Đại Hành đã khiến sứ thần Tống triều run sợ như thế nào? (31-03-2014)
    Nguyễn Duy (24-03-2014)
    Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) (21-03-2014)
    Trần Thái Tông (1218 - 1277) (13-03-2014)
    Bà Triệu (225-248) (07-03-2014)
    Cao Thắng (1864-1893) (16-02-2014)
    Nữ tướng Lê Chân (06-02-2014)
    Phan Huy Chú (1782 - 1840) (10-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152877206.